Trước đây đái tháo đường chỉ tấn công người tuổi trên 40 nhưng nay bệnh này gia tăng ở trẻ em do lối sống thay đổi.
Trẻ dưới 5 tuổi cũng mắcCách đây 5 năm ở BV Nhi đồng 1 và 2 TPHCM mỗi năm chỉ tiếp nhận vài
trường hợp được xác định đái tháo đường tuýp 1,2 nhưng trong năm qua hai
đơn vị này tiếp nhận hàng trăm trẻ mắc bệnh, trong đó có cả trẻ sơ
sinh.
Năm 2004 Khoa Thận BV Nhi đồng 1 tiếp nhận 25 lượt trẻ nhập viện điều
trị, nhưng đến năm 2005 tăng lên 38 ca và hiện con số này đã gần 100.
BS CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp- Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho
biết, hiện trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên mắc đái tháo đường không
còn hiếm, chiếm khoảng 10-15%. Không chỉ bị tiểu đường tuýp 1 ngay cả
trẻ em mới được 3-5 tuổi còn mắc cả tiểu đường tuýp 2 rất nguy hiểm.
Theo TS- BS Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương,
độ tuổi trung bình của người bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường từ 45– 65
tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi này đang có xu hướng giảm xuống. Những người
được phát hiện ra bệnh đái tháo đường tuýp 2 dưới 20 tuổi không còn
hiếm, thậm chí gia tăng ở cả trẻ em nguyên nhân chính là do có sự rối
loạn về chuyển hóa và lối sống.
Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia trong năm 2010 cho kết quả 4,9%
số trẻ từ 4 – 6 tuổi tại Hà Nội bị thừa cân, béo phì, trong khi ở
TPHCM, tỉ lệ này hơn 7%. Có 6% trẻ dưới 5 tuổi và đến 22,7% trẻ đang học
cấp I bị thừa cân, béo phì là nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường ở trẻ
ngày càng gia tăng.
Theo bác sĩ Diệp, thói quen ăn nhiều đường, thực phẩm có nhiều năng
lượng, chất béo nhưng lại lười vận động, xem ti vi, chơi điện tử
nhiều…gây tình trạng thừa cân ở trẻ khiến tuyến tuỵ bị quá tải, là
nguyên nhân chính gây tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em. Hệ quả là nguy cơ bị
các bệnh tim, thận, tuần hoàn máu và các chứng loạn thị cũng tăng lên.
65% người bệnh không biết mình mắc bệnhTheo thống kê tại Việt Nam hiện có hơn 5 triệu người mắc bệnh đái
tháo đường. Nguy hiểm ở chỗ, 65% số người bệnh lại không biết mình bị
mắc bệnh nên không biết kiểm soát cũng như ngăn chặn bệnh từ những thói
quen sinh hoạt ăn uống hàng ngày.
Theo bác sĩ Diệp, đa số người dân phát hiện bệnh trong lúc tình cờ
mắc các biến chứng về mắt, thận, tim, hôn mê do tăng giảm đường huyết.
Trong khi đó, theo các nghiên cứu số bệnh nhân chưa tuân thủ chế độ ăn
vẫn chiếm tới 33%; có tới 26,6% gia đình không khám, kiểm tra các xét
nghiệm để phát hiện biến chứng sớm; tỷ lệ bệnh nhân bỏ thuốc điều trị
cao, trong đó bệnh nhân được cấp thuốc điều trị lại bỏ nhiều hơn bệnh
nhân tự mua thuốc điều trị… khiến cho tình hình đái tháo đường ngày càng
khó kiểm soát hơn.
TS Nguyễn Văn Tiến cho biết, chi phí điều trị đái tháo đường chiếm
khoảng 6% ngân sách của ngành y tế trong một năm, hầu hết chi phí điều
trị tập trung cho biến chứng của đái tháo đường như tim mạch, tai biến
mạch máu não, mù lòa, đoạn chi, suy thận… gây ra.
Ngọc Lâm