lá vông
[123Suckhoe] - Chúng ta ngủ khoảng 1/3 cuộc đời. Giấc ngủ
chiếm nhiều thời giờ nhất của cuộc sống, nhiều hơn tất cả mọi hoạt động
khác của cuộc sống và là một bí mật vô cùng tận về con người. Những liên hệ mật thiết của giấc ngủ với mọi bệnh tật chứng tỏ tầm quan
trọng của giấc ngủ, trong việc điều hòa quí báu giúp cho sức khỏe tổng
quát và sinh hoạt hàng ngày.
Mất ngủ là điều than phiền nhiều nhất khi nói về giấc ngủ. Ngủ ngon là điều quí nhất trong tứ khoái của con người.
Mất ngủ thường do sự khó đi vào giấc ngủ, bắt đầu thiếp ngủ, khó giữ
được giấc ngủ dài lâu, liên tục. Do vậy, không giúp cho thân thể được
nghỉ ngơi, gây ra mệt mỏi, bất lợi cho thể xác và tinh thần.
Tiếc thay, bệnh mất ngủ không được nhận diện, chẩn đoán xác thực để
tránh nguy hại và được giúp đỡ đúng mức, có lợi cho thể xác và tinh
thần.
-75% các bệnh nhân mất ngủ (từ những trung tâm chữa bệnh mất ngủ và từ các phòng mạch y khoa) có thể là do bất ổn về tinh thần.
-60% - 90% những người ngủ khó có thể là do bệnh buồn nản (depression).
-50% số người khó ngủ có thể bị bệnh dễ sợ hãi hoặc lo lắng (anxiety).
- Chứng mất ngủ còn là một triệu chứng để định bệnh buồn nản.
- Chứng mất ngủ ở người lớn tuổi, nếu kéo dài quá một năm sẽ có 40% nguy cơ gây ra bệnh buồn nản.
- Chứng mất ngủ dễ xảy ra cho phụ nữ, có lẽ ở phụ nữ bệnh chán nản và
bệnh lo sợ thường dễ xảy ra. Vào tuổi mất kinh, phụ nữ bị bệnh mất ngủ
tăng gấp 5 lần (triệu chứng là nóng nhiệt, khó chịu và khi ngủ thở khó
khăn).
- Bệnh mất ngủ dễ xảy ra cho những người lạm dụng quá độ về rượu, thuốc lá, thuốc phiện, cần sa…
- Ở người già, sự trùng hợp của chứng mất ngủ và bệnh buồn chán xảy ra thường hơn.
- Chứng mất ngủ và bệnh khủng hoảng tâm thần (Post traumatic stress
disorder) thường gây ra những cơn ác mộng, xảy ra rất thường xuyên (như
mơ thấy bị trói, bị xử bắn, tỉnh dậy không ngủ lại được).
Những loại thuốc chữa bệnh cũng có thể ảnh hưởng giấc ngủ. (Bài viết
không đề cập đến thuốc, vì đó là phạm vi chuyên môn của mỗi y sĩ, quí vị
tham khảo với các y sĩ về thuốc).
- Một số thuốc gây ra mất ngủ (Thí dụ: một loại thuốc có thể làm cho
người bệnh bị khó thở vào ban đêm nên bị mất ngủ, thức giấc.)
- Sinh hoạt thường ngày không chừng mực, làm nhiều việc, không hoạt động thể dục, có thể làm chứng bệnh mất ngủ nặng hơn.
- Thường với người bị bệnh mất ngủ kinh niên, nguyên do chính là do yếu tố tâm lý (lo sợ, ghen tuông…)
- Bệnh mất ngủ thường gặp ở người bị bệnh thân thể như bị stroke, bệnh
tim, bệnh hô hấp, bệnh tiểu đường, cao huyết áp… Cộng thêm bệnh tinh
thần như lo lắng, sợ chết, lo con còn nhỏ… dẫn đến mất ngủ.
- Ðể định bệnh mất ngủ, các y sĩ cần được người bệnh nói về giấc ngủ,
nói về các bệnh đang được chữa trị, các thuốc đang sử dụng, những thói
quen liên quan đến giấc ngủ, cách sinh sống, nghề nghiệp, phương cách
giải trí (thuốc lá, cà phê, cần sa, nhảy đầm, rượu…)
- Nếu người bệnh viết lại về giấc ngủ, đó là một tài liệu rất tốt cho y
sĩ. Thường khi gặp y sĩ, bệnh nhân không nhớ để nói lại mạch lạc, tỉ mỉ
về chứng mất ngủ.
Ðể có giấc ngủ tốt
- Tránh uống cà phê ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ.
- Tránh uống rượu với mục đích giúp ngủ (tuy rượu là thuốc mê nhưng rượu thường làm thức giấc vào nửa sau của giấc ngủ).
- Uống nước nhiều quá vào xế chiều có thể làm thức giấc vì nhu cầu cần đi tiểu.
- Ăn nhiều hoặc để bụng đói đều làm khó ngủ.
- Không nên hút thuốc lá. Nicotine ở thuốc lá là thuốc kích thích làm khó ngủ.
- Thể dục, vận động làm cho dễ ngủ, nhất là thể dục vào xế chiều.
- Làm nóng thân thể (ngâm sauna, bồn nước) vào lúc xế chiều giúp ngủ say.
- Phòng ngủ mát mẻ giúp ngủ ngon vì nhiệt độ cơ thể giảm xuống vào ban đêm, phòng nóng nức sẽ làm thức giấc.
- Ánh sáng giảm giấc ngủ. Tránh quá sáng vào lúc xế chiều. Khi tỉnh
giấc đừng bật đèn quá sáng lúc ban đêm. Nên dùng màn cửa và mặt nạ che
mắt.
- Giường ngủ cần thoải mái, kích thước lớn đủ.
- Qui định một thời gian cố định để thức giấc và đừng nên thay đổi.
- Giữ thời gian đi ngủ một cách cố định, tuy nhiên chỉ đi ngủ khi mệt nhọc.
- Ðừng xem đồng hồ vào ban đêm.
- Ðừng đánh giặc với giấc ngủ.
- Khi bị khó ngủ thường xuyên, không nên ngủ ngày.
- Trước khi đi ngủ, nên tạo một khoảng thời gian thanh thản.
Tất cả các y sĩ đều muốn chữa bệnh từ nguồn gốc chính gây ra mất ngủ.
Thuốc ngủ chỉ chữa được phần ngọn, nhất thời, để giúp cho lúc ban đầu.
Các y sĩ không muốn dùng thuốc lâu, thuốc ngủ chỉ được dùng khi cần
thiết, và chỉ dùng trong thời gian ngắn.
Một số bài thuốc chữa Bệnh mất ngủ gốc thảo dược :
1: Dân gian thường dùng:
- Lá vông nấu canh
- Tâm sen 8g
Cách dùng: đun uống
2:
- Phục thần 8g
- Táo nhân xao 12g
- Đan sâm 12g
- Đương qui 12g
Cách dùng: sắc uống.
3:
- Liên tâm 8g
- Sinh thảo quyết minh 20g
- Hoè hoa 12g
Cách dùng: sắc uống.
4: Táo chua
- Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ. Đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15
phút. Dùng nước này uống hàng ngày trước khi đi ngủ giúp bạn có được
giấc ngủ ngon và sâu hơn.
-Tinh dầu có trong hạt táo có tác dụng dưỡng não, an thần.
5: Quả nhãn
- Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Dùng hàng ngày, trước khi đi ngủ 30phút.
- Canh từ cùi nhãn tươi giúp cho việc lưu thông máu lên não trở nên dễ
dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảm căng thẳng và đau đầu.
6: Hoa bách hợp (hoa loa kèn)
- Hấp chín 200gram hoa bách hợp. Cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 gram
đường phèn rồi trộn đều.Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10
phút. Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng.
- Hoa bách hợp có tính hàn, giúp ngủ ngon và điều hoà hoạt động của hệ
thần kinh. Dùng thường xuyên có thể tránh được các bệnh như: đau đầu,
suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ…
7: Táo đỏ
- Dùng 200 gram táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc lấy nước. có thể dùng
nước này thay nước uống hàng, giúp bổ thận, mát gan, tinh thần thoải
mái.
8: Quế
- Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen tươi và 300ml nước. Nấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chút đường phèn.
Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ
nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyên dùng loại canh này.
9: Đậu xanh
- Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa.
Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.
10: Mắc cỡ (trinh nữ)
- Tên khoa học là Mimosa pudica, họ Mimosaceae, mọc hoang khắp nơi.
Theo tài liệu cổ, mắc cỡ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, ít độc, tác dụng
an thần, làm dịu thần kinh, giảm đau, long đàm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu
viêm, lợi tiểu. Toàn cây chứa ancaloit là mimosin và crocetin,
flavonosit. Trong lá và rễ đều có selen nên chữa đau nhức xương khớp rất
hiệu quả. Dân gian thường dùng nước sắc của mắc cỡ hoặc phối hợp với
một số vị khác chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ. Mỗi ngày dùng 20 gam
sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
11: Lạc tiên
- Còn được gọi là dây nhãn lồng, chùm bao, tên khoa học là Passiflora
foetida. Dân gian tin rằng dùng đọt lá luộc chín làm rau trị mất ngủ rất
hiệu quả. Trong lạc tiên có chứa cyanohydrin glycoside, sulphate ester,
tetraphylline A, B, deidaclin, volkenin, passiflorin. Nhiều nước châu
Âu đã ly trích chất passiflorin từ lạc tiên để bào chế thành một loại
thuốc an thần nhẹ, giúp những người lớn tuổi dễ ngủ.
12: Hoa nhài
- Là cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá
hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá
hay ngọn cây.
- Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, hãy lấy rễ hoa nhài 100-200 g, ngâm trong
1 lít rượu trắng 35-40 độ. Mỗi ngày uống 10-20 ml trước khi đi ngủ. Nếu
không uống được rượu, có thể dùng rễ nhài hãm uống thay trà.
HOẶC:
- Hoa nhài 10 g, tâm sen 10 g, hạt muồng (quyết minh tử) 12 g (sao
đen). Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống 3-5 ngày liên tục.