Khi đến tuổi cập kê, con gái của những gia đình địa vị thấp ở Ấn Độ đều phải lên chùa để làm "Thánh nữ" nhưng thực tế là trở thành nô lệ tình dục của những cao tăng và các trưởng lão Bà la môn.
Những bé gái xuất thân trong gia đình có địa vị thấp trong xã hội ở Ấn Độ đều không thể thoát khỏi những cuộc hôn nhân theo truyền thống khi mới 10 tuổi đó là trở thành “lễ vật” trong lễ cầu nguyện cho cả dân làng và được hứa hẹn gả cho “thần thánh” địa phương. Khi trở thành thiếu nữ, họ sẽ chính thức làm lễ kết hôn trên chùa, sau đó sẽ phải trải qua đêm tân hôn với các cao tăng, trưởng lão tại đây.
Chức danh “Thánh nữ Ấn Độ” không phải chỉ Nữ hoàng cũng không phải nữ minh tinh mà ngược lại đó lại là những cô gái có số phận bi thảm nhất trong xã hội.
Bình thường các “Thánh nữ” vẫn sống chung cùng gia đình, trước khi trở nên già cỗi, họ phải phục vụ trên chùa suốt những năm tháng thanh xuân của mình. Sau đó, giống như những kỹ nữ ở nhà thổ châu Âu, trước khi chuẩn bị “về hưu”, họ lại lên kế hoạch cho một thế hệ “Thánh nữ” tiếp theo.
Tại Ấn Độ, “Thánh nữ” không uy nghiêm như tên gọi của nó, ai cũng biết rõ rằng những cô gái có địa vị cao như vậy có vai trò thực sự như thế nào. Chức danh “Thánh nữ Ấn Độ” không phải chỉ Nữ hoàng cũng không phải nữ minh tinh mà ngược lại đó lại là những cô gái có số phận bi thảm nhất trong xã hội.
Theo truyền thống, “Thánh nữ Ấn Độ” đều là con nhà nghèo. Khi các cô gái mới bước vào tuổi thanh xuân căng tràn sức sống, họ đã bị bán lên chùa để trở thành vật hiến tế cho thần linh, cả tuổi xuân phải sống trên chùa để làm nô lệ tình dục và không có cuộc sống hôn nhân bình thường như những người khác.
Tổ chức từ thiện Christian Aid phát hiện mặc dù nghi lễ biến trẻ em thành “Thánh nữ” để lên chùa phục vụ các nhà sư đã bị cấm từ năm 1986 tại Ấn Độ nhưng khi tiến hành kiểm tra 42.000 “Thánh nữ” ở khu vực Andhra Dees, có tới 40% cô gái bị HIV dương tính.
Phong tục tập quán cổ hủ thâm căn cố đế tại Ấn Độ đã hủy hoại sức khỏe của những thiếu nữ bất hạnh cũng như khiến virus HIV lây nhiễm trong cộng động với tốc độ nhanh hơn.
Rõ ràng, những “Thánh nữ” bị biến tướng vai trò đều là những người ở dưới đáy xã hội, không ai thèm đếm xỉa và quan tâm. Ngoài làm công cụ tình dục cho các thầy tu, họ còn là “trạm lưu thông hoạt động” của virus HIV.
Hiện nay, tại Ấn Độ đã có hơn 5 triệu người bị lây nhiễm HIV, nếu như không có biện pháp khống chế hiệu quả, thì cứ 10 năm, sẽ có thêm 3 triệu người bị nhiễm loại virus gây ra căn bệnh thế kỷ AIDS này.
Mặc dù biết tử thần đang đứng trước mặt nhưng hủ tục “Thánh nữ” của người dân Ấn Độ vẫn không thay đổi. Để có được miếng cơm no bụng, những “Thánh nữ” vẫn chấp nhận đi lên chùa, hy sinh tuổi thanh xuân.. và xà mình vào vòng tay của những thầy tu háo sắc. Cách gọi “Thánh nữ” dường như chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài, hằng ngày họ vẫn sống chung với gia đình, chỉ khi nào nhà chùa cần thì họ mới phải báo đáp vô điều kiện.
Ngoài việc mua vui miễn phí cho các thầy tu, hầu như các “Thánh nữ” không phải làm gì khác. Khi còn trẻ, họ luôn được các thầy tu sùng ái nhưng khi hết thời, họ chỉ như những cây mía bị ép hết nước. Khi đó, các thầy tu sẽ nói rằng nhiệm vụ của họ đã hoàn thành và họ không còn là “Thánh nữ” nữa.
Hầu hết những “Thánh nữ già” lưu lại ở chùa phải sống những tháng ngày còn lại trong đau khổ, họ trở thành quân sư bất đắc dĩ cho những lớp “Thánh nữ” mới. Thực tế, cho dù là Thánh nữ mới hay cũ thì những cô gái này đều không thoát khỏi số mệnh bi đát luân hồi.
Link
http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/3636...hua-an-do.html